CÁC CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP TRỊ LIỆU

CAN THIỆP CÁ NHÂN
Đáp lại sự tin tưởng của Quý vị phụ huynh, Trung tâm Can thiệp Sớm An Bình Yên - Tây Ninh luôn tìm hiểu, học hỏi kiến thức các mô hình can thiệp tiên tiến và hiệu quả trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ.

Hiện nay, Trung tâm Can thiệp Sớm An Bình Yên - Tây Ninh có các chương trình trị liệu cá nhân và nhóm như sau với đa dạng nội dung can thiệp để các bậc phụ huynh có nhiều sự lựa chọn cách thức phù hợp nhất cho con em mình theo từng hoàn cảnh và điều kiện

I. Chương trình âm ngữ trị liệu: Loại hình trị liệu cá nhân sớm nhất của Trung tâm Can thiệp Sớm An Bình Yên - Tây Ninh

1. Giáo viên:

- Là các cử nhân tâm lý, cử nhân giáo dục đặc biệt, chuyên viên âm ngữ trị liệu đã làm trong nghề nhiều năm (4 -12 năm), can thiệp thành công rất nhiều trẻ.

- Được đào tạo bài bản bởi chuyên gia ngôn ngữ Hoa Kỳ và Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và thường xuyên được cập nhật kiến thức mới từ chuyên gia trong nước và nước ngoài

2. Mục tiêu của chương trình: Giúp trẻ khắc phục các khó khăn về lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp

- Kích thích bật âm

- Chỉnh tật lời nói: Nói ngọng, nói lắp, ngữ điệu…

- Phát triển ngôn ngữ tiếp nhận (hiểu) – tăng cường nhận thức

- Phát triển ngôn ngữ diễn đạt (nói) – tăng cường giao tiếp

- Sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để giao tiếp phù hợp với cộng đồng

- Tư vấn và hướng dẫn cha mẹ giao tiếp phù hợp với khả năng của con

- Phối hợp với giáo viên lớp giúp trẻ thể hiện được khả năng ngôn ngữ và giao tiếp trong nhóm bạn, đồng thời điều chỉnh hành vi không phù hợp

3. Đối tượng trẻ:

- Tất cả trẻ có khó khăn về lời nói, rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, chưa phát triển kỹ năng giao tiếp

- Ở tất cả các độ tuổi: Can thiệp sớm, sau can thiệp sớm, tiền tiểu học và tiểu học

4. Tiết can thiệp cá nhân:

- Một trẻ được can thiệp tối đa 2 tiết/ngày (thông thường 1 tiết)

- Chương trình học của các trẻ được treo tại bảng thông tin ngoài cửa lớp đồng thời giáo viên trao đổi với phụ huynh chương trình của con 3 tháng 1 lần, hướng dẫn phụ huynh thực hiện các nội dung trẻ đang học trong môi trường ở nhà nhằm phối hợp tốt nhất để giúp con nhanh tiến bộ  

- Phụ huynh nên đưa trẻ đi học đều để đảm bảo tính liên tục, tránh gián đoạn trong quá trình trị liệu, sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ của các trẻ

II. Chương trình can thiệp Denver (ESDM)

1. Giáo viên:

- Được đào tạo chuyên sâu bởi chuyên gia Úc theo tiêu chuẩn mô hình nguyên bản, được xây dựng dựa trên điểm tối ưu các can thiệp truyền thống: Chương trình Denver gốc, Đào tạo phản ứng then chốt PRT, Phân tích hành vi ứng dụng ABA

2. Mục tiêu: 

- Tác động tích cực nhằm kích thích, khơi gợi tiềm năng trẻ

- Thúc đẩy tối đa cơ hội phát triển hòa nhập của trẻ trong môi trường xã hội

- Mang nhiều niềm vui cho trẻ thông qua việc cho trẻ cơ hội lựa chọn, làm theo sự dẫn dắt của trẻ…

3. Lĩnh vực can thiệp:

- Hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ trên tất cả các kỹ năng:

Chú trọng kỹ năng xã hội tập trung nhiều vào chất lượng tương tác 2 chiều (tương tác, bắt chước, luân phiên, hành vi chú ý)
Ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt
Chơi đúng cách và đa dạng
Nhận thức
Vận động tinh và thô
Tự lập
- Phụ huynh đóng vai trò quan trọng từ khâu đánh giá, lên mục tiêu và can thiệp

- Hướng tới sự thích nghi của trẻ ở những môi trường khác nhau

- Có thể dạy trong mọi thời gian thông qua hoạt động với đồ vật, hoạt động giác quan xã hội và trong tất cả các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ: Ăn/ uống, tắm, cất dọn…

4. Đối tượng trẻ:

- Trẻ nhỏ tự kỷ (có dấu hiệu theo dõi tự kỷ, nguy cơ tự kỷ): 9 tháng - 48 tháng

5. Tiết can thiệp cá nhân:

- Thời lượng: 60 phút/tiết

III. Trị liệu giác quan

1. Giáo viên: Các giáo viên của Trung tâm Can thiệp Sớm An Bình Yên - Tây Ninh được đào tạo chuyên sâu về xử lý rối loạn giác quan bởi các chuyên gia trong và ngoài nước.

2. Mục tiêu: Giúp các trẻ có gặp rối loạn quá trình xử lý giác quan, cụ thể:

- Khuyến khích trẻ tương tác và trải nghiệm với môi trường xung quanh thông qua các giác quan đơn lẻ và phối hợp đa giác quan

- Ghi nhận các khó khăn của trẻ gặp phải trong quá trình xử lý các giác quan, hướng dẫn trẻ có các phản ứng phù hợp, điều chỉnh các kích thích giác quan trẻ gặp phải, để trẻ được thư thái hơn, tỉnh táo tập trung hơn trong các hoạt động hàng ngày

- Lựa chọn và quản lý các hành vi không phù hợp ở trẻ, củng cố hành vi tốt bằng cách trải nghiệm đa giác quan

3. Đối tượng trẻ: Mọi lứa tuổi

- Trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm tập trung (ADHD), trẻ có nhiều hành vi không mong muốn … gặp rối loạn quá trình xử lý giác quan

IV. Chương trình can thiệp nhóm

1. Mục tiêu:

- Giúp trẻ phát triển kỹ năng hòa nhập xã hội, phát triển văn thể mỹ cảm xúc, từ đó nhằm phát hiện sớm những tài năng, những trẻ có năng khiếu để định hướng đào tạo nghề.

2. Đối tượng trẻ: Mọi lứa tuổi

- Trẻ chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm tập trung (ADHD), trẻ cần phát triển kỹ năng hòa nhập, trẻ chuẩn bị vào lớp một (tiền tiểu học), trẻ đã đi học tiểu học nhưng chưa hòa nhập được với thầy cô bạn bè và xã hội